Một người cha lý tưởng ???

Một người cha lý tưởng ???

 

Ngàn xưa, người ta đã hiểu, “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ngày nay, các bậc phụ mẫu của dân hay ngạc nhiên khi con cái và thần dân của mình ích kỷ, lười biếng, tham lam và lừa lọc nhiều quá. Có lẽ suốt ngày họ rao giảng, truyền đạo liên miên nên không có thì giờ nhìn lại “hành động” của mình? 

Chị Kim Yến của báo Saigon Tiếp Thị nhờ tôi viết một bài về “Người Cha Lý Tưởng” nhân ngày Fathers’ Day của Mỹ.

Tôi công nhận là tôi có 2 khả năng và kinh nghiệm hơn nhiều người: một là kiếm tiền và mất tiền một cách lương thiện và hai là chém gió giúp vui cho đời qua các bài viết trên blog khi không ngủ được. Tôi không hiểu tại sao các mạng truyền thông lại muốn nghe tôi nói về những đề tài mà tôi rất dở và thua nhiều hơn thắng: về mẫu người tình lý tưởng, về người chồng hay vợ lý tưởng, về người cha hay con lý tưởng, về người thầy hay trò lý tưởng…

Trước hết xin nói rõ 2 điều: tôi không phải là một chuyên gia về đề tài này và tôi không nghĩ cá nhân tôi là một người cha lý tưởng. Thực ra, “lý tưởng” thời nay rất gần với ảo tưởng. Với những đòi hỏi hàng ngày của cơm áo gạo tiền, rồi áp lực về công việc từ mọi phía, cộng them một môi trường rất bất ổn cho liên hệ gia đình, sức khỏe và tương lai, khi một người cha bỏ thì giờ để suy nghĩ về “vai trò lý tưởng” của mình, đây cũng đã là một hành xử xa xỉ.

Tôi vẫn nói một con người lý tưởng phải hội đủ 6 khía cạnh: sức khỏe, tinh thần, trí tuệ, tâm linh, xã hội và tài chánh. Tôi cũng nói là khi mỗi con người trong chúng ta đạt được tiến bộ mỗi ngày trong cả 6 lĩnh vực so với ngày hôm trước thì chúng ta đã có một ngày thành công. Nhiều ngày thành nhiều tháng, rồi nhiều năm…và trở thành một thói quen. Thói quen tiến bộ cấu trúc nên cá tính của một con người; và qua góc nhìn của tôi, đây là một người thành công.

Một con người thành công là nền tảng của một người cha, người chồng, người con hay một người mẹ, người vợ, người tình thành công.

Trên cả sự thành công là một tình yêu đúng nghĩa giữa các con người: một tình yêu cho đi mà không đòi hoàn trả, hay mong ước. Tình yêu giữa cha con phải vượt qua những đòi hỏi về tài sản, về quyền lực, về sĩ diện, ngay cả về trí tuệ. Nó phải thăng hoa thành một tình bạn cao quý, chân thật, cởi mở và tương kính. Khi con còn nhỏ, thì cha bảo vệ và giáo dục cho con. Khi cha già, thì con giúp đỡ và săn sóc cha. Khi con ra tranh đấu với đời, cha ngồi xuống kể cho con nghe những trải nghiệm, sai lầm, tư duy…để con làm hành lý và cùng con thảo luận những lựa chọn cho hành trình.

Giữa hai người bạn, không có phán đoán, chỉ trích, chê bai…mà chỉ có khuyến khích, nâng đỡ và chia sẻ. Đường đời thường nhiều gian truân, cha con không cần phải tạo nên thêm những gánh nặng, từ vật chất đến tinh thần, cho nhau; mà phải cố gắng làm một người bạn đời tốt nhất của nhau.

Và dĩ nhiên, khi con còn nhỏ hay bất cứ khi nào con cần, người cha phải đóng vai trò một nhà giáo. Theo tôi, người thầy hay giỏi nhất là người biết đưa ra một tấm gương cho đứa học trò qua các hành xử của cá nhân mình. Ngay từ bé, các em thường rất bén nhậy về những cảm nhận. Chúng sẽ bắt chước thật tự nhiên và trung thực những tấm gương sống qua cuộc đời của những người mà chúng cho là “đáng kính và đáng theo”. Do đó, con một ông giáo thường đam mê học hỏi; con một trọc phú thường biết làm ăn bằng nhiều cửa sau; con một anh du đãng cướp đường thường nối chí cha làm “sáu búa” hay “năm dao”.

Những lời giáo huấn và những khẩu hiệu hoành tráng thường không chút ảnh hưởng gì đến tư duy đứa bé. Tấm gương là tất cả.

Ngàn xưa, người ta đã hiểu, “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Ngày nay, các bậc phụ mẫu của dân hay ngạc nhiên khi con cái và thần dân của mình ích kỷ, lười biếng, tham lam và lừa lọc nhiều quá. Có lẽ suốt ngày họ rao giảng, truyền đạo liên miên nên không có thì giờ nhìn lại “hành động” của mình?

T/S Alan Phan

 

Posted in Văn-Thơ-Hò-Vè | Tagged , , , | Leave a comment

Networking

Networking


Em, là người tồi tệ trong relationship (một vài người biết), và rất giỏi trong networking (khá nhiều người biết). Hôm nay mùng 6, nhân dịp trước khi vào Nam, lần n (nhưng lần này dài), em (như nhiều lần khác) connect một start up em đặt rất nhiều kỳ vọng, và một số dân có sạn trong ngành IT với nhau, đã say và viết ra trước khi tỉnh. Tốt khoe xấu che, em muốn nói một số kinh nghiệm về network, vì ở ngành em (internet – ICT), không thấy có nhiều người làm việc này.

Hôm qua em say, mấy dòng dưới đây là viết ra kẻo quên, và viết có chủ đích là cho người trong ngành, nên nhiều đoạn hơi khó hiểu. Lỗi phần em, nên em update thêm giải thích cho một số bạn ở dưới, cũng mong được thảo luận thêm kinh nghiệm về mảng này.

Networking là gì?

Networking ở đây không phải là dựng hệ thống máy tính server abc, mà là kết nối, giúp mọi người gặp gỡ nhau, làm ăn với nhau, hay đơn giản là thêm bạn rượu, bạn đi chơi, bạn cafe. Có nhiều người sẽ bảo, việc tao tao làm cần dell gì quan hệ với bố con thằng nào? Em cũng từng nghĩ vậy, đời tao tao quyết tao đi tao sống, không cần ai dây vào. Nhưng các bác ạ, càng lớn càng sống càng đi làm, mới thấy mình cần nhiều bạn (không phải bè), hoặc đơn giản là những mối quan hệ có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Chính bản thân mình cũng có những điểm hay điểm tốt người khác cần, và mình giúp người khác, người khác sẽ giúp lại mình.
Ví dụ với các bác, năm ngoái em chạy té de lo cái sổ đỏ cho nhà, phải đi nhờ nhiều người giúp đỡ, bên thuế review lại giấy tờ, bên ubnd xét duyệt, rồi côngan xác minh nhân thân gia đình… Bình thường làm những việc đấy tốn rất nhiều thời gian, và cả tiền bạc. Nhưng một vài người em làm cùng, đã từng giúp việc này việc nọ, hay đơn giản là cafe cùng, chơi vơi em và biết việc, nhận giúp đỡ không công với quan hệ của người ta. Xong được cái sổ, cảm ơn không hết.
Nhiều quan hệ làm ăn tốt bây giờ, xuất phát từ những thằng ngày xưa bắn bi ném gà đá bóng với mình, chơi với nhau lâu được, thành tin nhau và biết nhau. Rồi đưa người ta đến gặp những người hay ho khác, thêm quan hệ, cuối cùng công việc của họ phát đạt, quay lại giúp mình. 
Networking giống như gieo nhân, có lúc nào đó sẽ nhận lại quả.

Ngành của em là ngành làm internet, quan hệ hơi hẹp với các ngành khác, và ngay cả những người trong ngành với nhau, vì ngành này còn rất trẻ và rất mới. Em làm qua vài công ty, cũng biết nhiều trò chơi, hay cafe lang thang, uống một ít, nói chuyện với vài người, lâu dần thành quen nhiều. Em nhận ra có nhiều người rất hay ho, có dự định giống nhau, sở thích giống nhau, có thể làm với nhau, nhưng chưa từng biết nhau, nên thỉnh thoảng set up buổi cafe / thịt chó nói chuyện cho vui. Nghe các bác đấy nói chuyện chém gió, mình học được thêm nhiều.
Networking là cách tốt để học hỏi. 
Nói xa hơn một chút, ai làm ngành nào thì cũng muốn xây một cái gì đấy cho mình, công ty, doanh nghiệp nhỏ, hay đơn giản là 1 website riêng. Muốn làm chuyện đấy, nhất định phải có team, team đấy không đơn giản là 1 team làm việc bình thường, mà phải tin nhau cực kỳ, hiểu nhau cực kỳ, mỗi người giỏi một cái và chung mục đích. Chắc chắn không phải chỉ có nằm ôm gấu đi lang thang hàng ngày thầm mong mình gặp người tri kỉ để có thể gặp team như vậy, mà phải lăn lộn, đi gặp nhiều người, làm nhiều thứ thì mới tìm được. Những việc như vậy, nếu các bác không có network, hoặc không chơi với những người biết kết nối người khác với nhau, em thiết nghĩ là không làm được.

Suy cho cùng, networking theo nghĩa đơn giản nhất là tìm, gặp những người hay ho / giống giống mình, kết nối họ với nhau. Không phải là luồn cúi, bác nào nghĩ đến chuyện chia chác hay đi đêm hay nộp tiền thì nên lượn ạ, vì đây là chuyện rất bình thường trong cuộc sống, mình không việc gì phải luồn cúi cả. Ở đâu đấy luôn có người tốt ở mặt nào đấy có thể chơi với mình, mình phải tự đi tìm thôi.


1. Win – win

Điểm đầu tiên, cho những người muốn connect mọi người với nhau, hoặc đơn giản là muốn làm partnership với người khác, là phải mang trong mình tư tưởng win-win. Em xin lỗi chứ em không gặp nhiều người ở VN hiểu được chuyện này. Tư tưởng win-win là gì? Đơn giản là mình thắng-ta thắng (đừng nhầm với Tàu khựa: biết mình biết ta trăm trận trăm thắng, tính toán kiểu đấy giờ chỉ thắng trận nhỏ. chấm.). Mình thắng-ta thắng là như thế nào, nó xuất phát từ luật Nhân-Quả. Mình làm tốt cho người ta, thì người ta làm tốt cho mình. Mình làm lợi cho nhiều người, để ngành lớn lên (em k so ngành khác, vì ngành em trẻ lắm), thì miếng bánh cho tất cả mọi người sẽ phình to lên (ở VN đéo có ông nào đủ trình ăn hết bánh nhoa), và mình sẽ được lợi. Mình giúp người ta ở khâu code / design, về sau có việc cần sale / marketing mình có thể nhờ người ta được. Tư tưởng win-win, xuất phát từ cái lợi cho bản thân (sau này), đi tới hành động là giúp người khác, là như vậy.

Ở HN có 3start-ups em rất thích, 1 là garagames của anh Dũng google. 2 là dynabyte/1bid của team Đức-Nhân-Tú-Bình, 3 là VDEC của anh Quang yukidaro. 3team này có điểm hay là đều mang tư tưởng win win, có 2 team học/làm với nc ngoài, rất open, rất cởi mở, không ngại học hỏi, và làm giỏi (xếp theo skills priority). Gặp những team như thế này, em không ngại tìm người nọ người kia để giúp, hay tìm quỹ để đầu tư. Em quý cái tính win-win.

2. Chân thành

Từ win-win đi mấy bước thì đến chân thành. Chân thành là sao? Là thật lòng. Mình làm gì nói cho người khác biết (đi về detail thì không). Cách mình làm là gì nói cho người ta biết. Và cho nhân viên của mình biết. Không giấu dốt, không giữ kẽ.

Vì sao?

Vì trước mình kiểu gì cũng có người khác làm rồi, hoặc làm việc tương tự. Nguồn hàng, code, server, design, sale, after sale, HR, PR, marketing, digital marketing, social network, social media… một mình mình, hoặc kể cả team mình, hiểu hết và làm tốt hết được sao? Có ai khẳng định thế được không ạ? Em nghĩ là không.

Thứ hai là, nếu mình show tấm lòng chân thành trước, thì mới mong người khác chân thành với mình. Mình không giấu người ta, thì mới hy vọng người ta không giấu mình.

Thứ ba là, Lý Thông nhiều vãi đái, nhưng nếu mình tự tin là mình giỏi, mình làm được, mình tin vào anh em làm cùng, thì nói thật là đéo sợ. Nó nghe dăm ba câu như vậy, nó copy y nguyên được sao? Chẳng lẽ mình sợ kém thằng cờ lôn? Nếu ai có ý nghĩ vậy thì em nghĩ là nên nghỉ đừng xờ tát up làm gì tốn tiền phí thời gian mất anh em.

Em từng có may mắn được hội kiến 1 bạn dev ở amazon. Bạn ấy là dev, nhưng bạn ấy hiểu (không biết có phải) chân tơ kẽ tóc system từ idea-product-marketing-sale-HR của amazon. Bạn ấy có share 1 kinh nghiệm là, hàng ngày cuối giờ nhân viên amazon làm 1 cái rì pọt, về việc làm trong ngày và nhận xét sản phẩm, share cho nhau. Như vậy, ông dev sẽ hiểu mình đang dev cái gì cho ai, và cảm thấy happy hơn khi dev, vì cái mình làm ra có người dùng, ông PM/ marketing hiểu mình đang bán cái gì, và limit của dev ra sao để không chém đến 9 tầng mây với khách hàng.

Em nghĩ, chân thành là một đièu tốt.

3. Common point

Một trong những key của networking là tìm ra common point để connect. Ví dụ đừng connect ông xây dựng với ông truyền thông, vì câu chuyện đi đến share số hàng là cùng. Tìm ra common point có mấy yếu tố:

– Anh em cởi mở. Cởi mở thì share được nhiều chuyện, ít giấu nhau. Đây là số 1.

– Làm cùng ngành là 1 lợi thế. Không cùng ngành thì cũng phải có tí liên quan (sale / marketing, dev/server…).

– Cùng đam mê/ sở thích. Ví dụ anh em IT thì phần lớn là star, dota, pes -> dễ nói chuyện. Cao hơn thì golf, tennis… 1 chuyện xuôi thì 10 chuyện xuôi.

– Đã từng biết nhau qua một network/conference nào đó, nhưng chưa có dịp nói chuyện. Ngành em có barcamp, tweet meet up, IT conference…

– Có nhu cầu connect, và connect mạnh. Kiểu start up tìm người, quỹ tìm gà…

– Phải chịu được nói chuyện bậy và chửi bậy. 

– Cùng giới tính (1, 2 hoặc 3) là 1 lợi thế =)).

Người làm connector phải chân thành, và hiểu tất cả những trò trên. Vì ở buổi gặp mặt, ông đấy phải làm MC, gợi chuyện người này người kia để connect. Chứ đến giới thiệu 1 2 câu các bố đực ra thì đéo bao h yêu nhau được luôn.

Đấy là 1 vài điểm chính, em còn 1 số thứ nữa nhưng say vãi luỳn và buồn vãi luỳn rồi nên thôi xin dừng. Lúc tỉnh sẽ viết rõ hơn.

Bonus: Em nói thật, các bác muốn chân thành thì nên bỏ qua những điều nhỏ nhỏ, ví dụ nói tiếng Việt hay Anh, một vài câu xách mé nhỏ nhỏ về idol mình không thích, game mình đell chơi… Vì mỗi người có một cuộc sống riêng, một sở thích riêng, một uhm gấu riêng. Chấp nhặt mấy thứ nhỏ nhỏ thì không bao h connect chân thành với người khác được. Đây là em góp ý thế, không có ý chê bai khích bác ai cả, nếu sai thì sửa, mọi người cùng vui, không sửa được thi có thể tìm người hợp gu mình

By icememine

Posted in Lanh Dao & Quan Tri | Tagged , , | Leave a comment

Sức mạnh của sự tử tế (Giới thiệu sách)

Sức mạnh của sự tử tế (Giới thiệu sách)

“Sức mạnh của sự tử tế” là cuốn sách đáng đọc của hai tác giả người Mỹ Linda Kaplan Thaler và Robin Koval. Cuốn sách chỉ ra rằng, sự tử tế có một sức mạnh không ngờ trong kinh doanh và người ta có thể chinh phục giới kinh doanh, đạt được thành công lớn, nhờ vào sự tử tế.

Hai tác giả đã chứng minh bằng những câu chuyện về những nhân vật trong lịch sử, câu chuyện thành công của những tập đoàn lớn và bằng những trải nghiệm của chính họ, trong tư cách là những lãnh đạo của The Kaplan Thaler, một trong những hãng quảng cáo phát triển nhanh nhất nước Mỹ.

Trong thế giới kinh doanh, người ta nói tới tiền bạc, lợi nhuận, thành công, thất bại, sự cạnh tranh khốc liệt, vượt lên đối thủ, thậm chí bằng mọi giá. Trong nền kinh tế thị trường nơi mà đồng tiền được trọng vọng và nhiều người luôn sẵn sàng làm bất cứ điều gì để vươn lên thì cuốn sách lại chỉ ra rằng, những cử chỉ nhân ái lặng lẽ mới là tiếng nói mạnh mẽ nhất: “Làm ơn”, “Cám ơn” và “Không dám, mời anh chị” mới thực sự là những từ ngữ then chốt trong lời ăn tiếng nói của những người dám nghĩ dám làm.

Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra khi bạn khởi sự một doanh nghiệp với suy nghĩ hàng đầu là phải chăm lo cho người khác, làm ăn trung thực, cạnh tranh một cách tự trọng, chia sẻ công lao, biết cảm thông, hành xử nhân hậu, và thậm chí giúp đỡ đối thủ… Câu trả lời đưa ra trong cuốn sách là bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, vui hơn, khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn để tận hưởng những điều trên… Không biết có bao nhiêu người trong giới kinh doanh đồng ý với kết luận này?.

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa có tổng bằng không. Người ta nhất định phải tìm ra người thắng kẻ thua. Năm nào cũng có nhà quán quân thể thao, bộ phim nào cũng có diễn viên chính. Nền văn hóa đó dường như xúi chúng ta chống lại nhau. Giới kinh doanh đọc các loại báo chí thương mại để tìm cách bày binh bố trận nhằm giúp công ty mình hạ được đối thủ.

Các bậc cha mẹ nhảy vào những cuộc đấu quyết liệt để con cái mình được học những trường mầm non tốt nhất. Nhưng xét cho cùng trên thực tế thì phần lớn cuộc đời không phải là chuyện tôi đấu với anh mà phần lớn thời gian là chúng ta sẽ làm việc trong cùng một đội. Chúng ta hợp tác với nhau. Giống như chỉ có một lãnh đạo tối cao nhưng có đến hàng chục thành viên trong ban điều hành. Muốn một bộ phim thành công thì tất cả các diễn viên phải đóng tốt.

Bạn và đồng nghiệp của mình có thể vào một cuộc chạy đua xem ai làm việc tốt nhất, nhưng chốt lại, thì cả 2 đều phải làm cho tốt công việc, để công ty có tiếng tăm và đạt doanh thu cao. Các công ty đều cố gắng làm tốt vì nền kinh tế của một quốc gia, có như thế vị thế của công ty đó ở tầm quốc tế mới mạnh. Và đó là những lý do mà nhóm tác giả đưa ra để khẳng định một điều: chỉ có sự tử tế mới khiến anh phát triển bền vững.

Trong phần cuối của cuốn sách nhóm tác giả viết: “Chúng tôi không nói tốt bụng là cách duy nhất để tiến lên. Ai cũng có thể đưa ra những dẫn chứng, rằng có những kẻ ngu xuẩn, tàn bạo mà vẫn giành được công việc tốt, sự công nhận và gái đẹp, nhưng hãy cùng nhìn nhận rằng, tốt bụng và tôn trọng nhau cũng là một cách hợp lý không kém, và hũu hiệu hơn nhiều, so với cách cư xử ích kỷ hoạc hại người. Nó không chỉ đưa bạn đi xa hơn trong sự nghiệp và trong cuộc sống, mà còn làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn”.

Thanh Hoa (VTV)

Sách do NXB Tri Thức phát hành. Giá bìa: 37.000đ

Posted in Lanh Dao & Quan Tri | Tagged , , , , | Leave a comment

Chữ Dũng của Doanh nhân

Chữ Dũng của Doanh nhân

Doanh nhân không chỉ là người giỏi chèo lái doanh nghiệp mà còn có lòng dũng cảm. Dũng cảm, vì thực chất họ đã hứng lấy trách nhiệm trước của biết bao nhiêu con người. 
Bắt đầu vì mình nhưng kết thúc?

Câu chuyện bắt đầu từ một doanh nhân đang gặp khó khăn. Doanh nghiệp của anh đã có thâm niên gần chục năm. Trước cơn bão khủng hoảng tài chính vừa qua, anh đang phải lèo lái để con thuyền của mình không chìm. Trong những câu chuyện tâm tình, anh bảo, anh hoàn toàn có thể dừng lại. Dừng lại để không phải mệt mỏi nữa, không phải chịu áp lực nữa. Dừng lại, có thể lại quay trở về ở vạch xuất phát, nhưng nhẹ nhàng hơn, bình yên hơn. Song, một trong những nguyên nhân làm anh chưa thể quyết định dừng lại là, nếu anh dừng lại thì đội ngũ cộng sự đã sát cánh cùng anh mười mấy năm nay sẽ ra sao? Họ đã là những người làm công ăn lương tận tụy, giờ, giữa thời buổi khó khăn mà thất nghiệp, từng con thuyền nhỏ là gia đình họ sẽ về đâu? Với anh, tính toán cho riêng mình thì dễ, tính toán cho tất cả những người lao động trong công ty trong tình hình này mới thật là khó.

Trong tất cả các bài học về kinh doanh, có lẽ bài học về sự kết thúc một sự nghiệp là bài học ít được mọi người quan tâm nhất. Tuy nhiên tất cả các doanh nhân có lương tâm đều phải tính toán để lo cho người lao động nếu việc kinh doanh không thuận buồm xuôi gió. Một doanh nghiệp được khởi đầu có thể từ khao khát của bản thân chủ doanh nghiệp. Nhưng kết thúc của nó thì không đơn giản chỉ vì chủ doanh nghiệp ấy.

Một doanh nhân khác đã dằn vặt suốt 3 – 4 năm trời về việc có nên cho một nhân viên lâu năm nghỉ việc hay không. Vấn đề nảy sinh khi nhân viên này không thích nghi được với điều kiện kinh doanh mới. Nếp làm việc cũ của nhân viên này còn làm ảnh hưởng đến tác phong, cung cách làm việc của một số nhân viên liên quan đến anh ta. Nhưng cho anh ta nghỉ, nghĩa là một gia đình đứng trước hiểm nguy, vì nhân viên ấy đã vào cái tuổi khó có thể kiếm được việc làm. Trong khi đó cũng có những nhà quản lý sẵn sàng ép những nhân viên dưới quyền “về hưu khi họ không còn “được việc” như mong muốn. Chủ doanh nghiệp tuyển dụng người lao động vì người ấy đáp ứng yêu cầu của mình. Nhưng sẽ thật áy náy khi nói “good-bye”, đơn giản vì người ấy không đáp ứng yêu cần nữa.

Làm doanh nhân thì tự do, tự chủ. Nhưng trong sự tự do ấy, áp lực cũng không phải là ít. Áp lực do không thể chỉ vì mình. Áp lực do phải hành động vì nhiều người khác…

Vì sao doanh nhân trở thành doanh nhân?

Một doanh nhân khác cũng đã gây dựng sự nghiệp của mình từ con số không. Có thất bại để hôm nay thành công. Nhưng trong suốt quá trình ấy anh đã luôn nghĩ đến những người đồng hành cùng anh trên con đường nhiều gian khó. Anh lo đến từng bữa ăn cho họ, lo sự an toàn trong từng buổi đi làm của họ.

Cho đến khi doanh nghiệp của anh trở thành tổng công ty có hàng chục nhánh khắp cả nước, thì anh vẫn luôn bị trăn trở bởi việc chọn lựa giữa kiểu quản trị nhân sự phương Tây hay phương Đông. Và giữa những trăn trở ấy, thì hành xử trong thực tế vẫn nghiêng về sự sẻ chia với người lao động. “Kinh doanh và chia sẻ” là triết lý của anh.

Chắc nhiều người biết đến Murthy, nhà sáng lập Infosys Technologies, tập đoàn phần mềm lớn thứ hai Ấn Độ có 58 .000 nhân viên ở hơn 20 nước trên thế giới.

Ông tâm sự rằng: “Hệ thống các giá trị mà tôi theo đuổi khi thành lập công ty là của cha mẹ tôi trao lại. Cha tôi có những quan niệm rất rõ ràng về sự trung thực, khí khái và đạo đức công việc. Còn mẹ tôi dạy tôi hy sinh (thời gian và tiền lạc) cho mọi người”. Và ông cho rằng: “Nếu chúng ta không ta chia sẻ với các cổ đông, nhân viên, khách hàng và Chính phủ của mình, tất cả chúng ta sẽ không có tương lai”.

Trở thành tỷ phú, ông vẫn sống đơn giản và chia sẻ với nhân viên mình… Không chỉ các “công nhân có cổ cồn” mà cả những nhân viên kỹ thuật, điện tử, kể cả tài xế cũng có cổ phiếu của công ty đăng ký trên thị trường Nasdaq. Cho đến năm 2001, ít nhất mỗi tuần một lần ông đi xe buýt tới các cơ sở của tập đoàn, và như mọi nhân viên, vẫn xếp hàng chờ lấy thức ăn tại các nhà ăn công ty.

Vì sao doanh nhân trở thành doanh nhân? Vì họ dũng cảm. Dũng cảm, vì thực chất họ đã hứng lấy trách nhiệm trước cuộc sống của biết bao nhiêu con người.

(Nguồn: Doanh Nhân và Pháp luật)

Posted in Lanh Dao & Quan Tri | Tagged , , , | Leave a comment

Kỹ năng mềm – Quyết định 75% sự thành đạt

Kỹ năng mềm – Quyết định 75% sự thành đạt

 

(HieuHoc): Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: “Theo em, nếu phi một con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không phết bơ?”. Trước câu hỏi bất thình lình như thế, bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết phục? Thật ra, ý đồ của các nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi “vu vơ” này là nhằm kiểm tra kỹ năng “mềm” của các ứng viên. Với những câu hỏi này, không có một đáp án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.

 

Thế nào là kỹ năng mềm?

– Kỹ năng “mềm” (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

– Những kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

9 kỹ năng “mềm” cơ bản (Theo Sean Hawitt – Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp – Every 2nd Thursday):

1. Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan

Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công việc đó chứ?

-Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

-Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.

2. Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể

Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?

– Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

– Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

3. Giao tiếp hiệu quả

Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng.

– Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

-Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày – có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

+ Nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
+ Đừng tỏ ra bồn chồn.
+ Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ.
+ Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề.
+ Phát âm một cách chính xác.
+ Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường.

– Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

4. Tự tin:

Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện thái độ bình tĩnh và tạo sự tự tin cho người khác? Bạn có khuyến khích được mọi người đặt các câu hỏi cần thiết để đóng góp ý kiến xây dựng?

– Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

5. Mài dũa kỹ năng sáng tạo

Bạn có thể thích nghi được với những tình huống và những thách thức mới? Bạn có sẵn sàng đón nhận những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới?

– Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

-Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

6. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Bạn có thể biến những lời phê bình thành những kinh nghiệm và bài học cho bản thân? Bạn có thể học hỏi và tự phát triển để trở thành một người chuyên nghiệp?

– Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.

7. Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác

– Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

– Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

8. Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm

Bạn năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc? Bạn sẽ đảm nhận giải quyết công việc hay “nhường phần” cho người khác?

-Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

-Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.

9. Có cái nhìn tổng quan

– Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.

Học kỹ năng “mềm” ở đâu?

Hầu hết cả nhà tuyển dụng và những người giàu kinh nghiệm đều khẳng định: cách duy nhất để trau dồi kỹ năng “mềm” là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết.

 

 

Posted in Kỹ Năng Mềm | Tagged | Leave a comment

‘Đừng đánh mất bản thân’

Những chia sẻ hết sức đơn giản của Chủ tịch HĐQT Công ty VietEuro Nguyễn Thanh Lâm đã đem đến cho các thành viên FLI Club nhiều bài học quý báu trong cuộc sống.

Buổi giao lưu của FLI Club tháng 10 tại TP HCM với chủ đề “Đắc nhân tâm và nghệ thuật xây dựng quan hệ trong kinh doanh” đã diễn ra vào tối 21/10 tại tầng 6, cà phê Cát Đằng, quận 1.

Khách mời của CLB kỳ này là ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch Công ty VietEuro – Công ty môi giới xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường châu Âu.

Chương trình bắt đầu bằng những chia sẻ của của ông Nguyễn Thanh Lâm về cuộc đời mình, nổi bật với việc khởi nghiệp bên Đức từ những năm 1971.

Ông cho biết, từ khi qua Đức, chuyên ngành ông chọn không phải là kinh doanh mà là hóa học. Nhưng số phận đưa đẩy khi cơ thể ông hầu hết đều bị dị ứng với các chất hóa học. “Điều đó là cơ duyên đưa tôi đến với kinh doanh”, ông mỉm cười nhận xét.

Ông chia sẻ về con đường sự nghiệp của mình: Cho đến thời điểm này, với những thành công của tôi, tôi xin tóm gọn trong 2 chữ “sống sót”, ông bật cười.

Giải thích thêm về vấn đề đó, ông kể về sự thất bại khi mất 1 triệu đôla vào những năm đầu khởi nghiệp, nhưng bằng ý chí và nghị lực, ông đã không gục ngã. Quan niệm “Còn người là còn của” đã giúp ông đứng dậy và vượt lên sự khó khăn lúc bấy giờ.

Nói về văn hóa kinh doanh phương Đông và phương Tây, ông cho rằng trong xã hội luôn để chữ nhân là trọng tâm của mọi hoạt động. Qua đó lồng vào sự bác ái trong cách ứng xử của văn hóa kinh doanh.

Lấy ví dụ về việc Toyota thu hồi tất cả xe có lỗi kỹ thuật trong thời gian qua để khẳng định sự bác ái của doanh nghiệp (khi không muốn bất kỳ khách hàng nào gặp nguy hiểm về sản phẩm đó).

“Sự khác nhau cơ bản của phương Đông và phương Tây là chỉ cách thức thể hiện và tôi tin chắc rằng sẽ đến lúc 2 nền văn hóa hội tụ cùng nhau, hòa hợp để tạo thành nét văn hóa chung”, ông Lâm nhận định.

Tiếp theo là nội dung chính của chương trình Thuật Đắc nhân tâm được ông Lâm phân tích rất cụ thể. Với sự dí dỏm của mình, ông khẳng định: “Cần phân biệt rõ Đắc nhân tâm và Đắc nhẫn tâm” đã làm cho cả khán phòng bật cười.

Đi sâu vào Thuật Đắc nhân tâm trong kinh doanh, ông chuẩn bị hẳn một bài thuyết trình. Qua đó, người nghe được giải thích kỹ càng, chi tiết và sâu sắc từng nội dung. Vấn đề quan trọng nhất được ông nhắc đến là quan hệ trong kinh doanh với 2 nét đặc trưng: Tính khoa học và tính nghệ thuật.

Chủ tịch VietEuro hăng hái phân tích kỹ từng nội dung, trọng tâm hơn hết vẫn là tính nghệ thuật của quan hệ trong kinh doanh. Ông cho rằng, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có những nét riêng. Qua đó đi đến thành công của thương hiệu. Ông đặc biệt chú trọng vào 3 nội dung cuối của tính nghệ thuật trong kinh doanh là: Được nể phục chưa đủ, 3 nhớ – 3 quên, thành tâm.

“Nể phục chưa đủ mà phải là được mến phục“, ông Lâm nói. Giải thích về phần này, ông cho rằng: “Một doanh nghiệp được mến phục sẽ thành công hơn sự nể phục, nể phục chỉ là trong công việc, nhưng mến phục là từ công việc đến cả cuộc sống, đó mới chính là điểm đến cuối cùng”, ông tươi cười.

Chia sẻ 3 nhớ – 3 quên của ông cụ thể như sau: 3 nhớ “Bản thân là người bình thường; Bản thân có thể sai; Đặc biệt không được hại người khác” – 3 quên “Quên tuổi tác; Quên bệnh tật; Quên kẻ thù”.

Cuối cùng là sự “thành tâm” trong mọi hoạt động. Ông đánh giá cao điều đó vì đấy là bản chất thực của mọi vấn đề: “Nếu không có sự thành tâm, đến một lúc nào đó sự việc cũng sẽ bị phát hiện”, ông khẳng định.

Những khái niệm đó rất giản đơn nhưng không phải ai cũng nhìn nhận được đã mang lại dư vị thích thú cho người nghe. Khán phòng dường như chìm trong sự im lặng, tất cả tập trung vào cái cốt lõi là những nội dung mà vị khách mời đặc biệt đem lại.

Tiếp tục buổi trò chuyện, ông chia sẻ tâm niệm cho: “Hãy đừng đánh mất mình!”. Và đó cũng chính là câu nói mỗi khi ông thất bại, câu nói ấy rất đơn giản nhưng nó là động lực giúp ông vươn lên vượt qua hoàn cảnh.

Đến tận hơn 20h, nhưng buổi giao lưu tiếp tục cuốn hút bởi những câu hỏi từ hàng ghế bên dưới. Ông Lâm vẫn vui vẻ trả lời tất cả những thắc mắc. Qua đó cho thấy sự nhiệt tình của ông trong buổi trò chuyện.

Anh Ngô Đắc Thuần, Trạng nguyên FPT 2009 nhận xét: Đề tài Đắc nhân tâm và nghệ thuật trong kinh doanh là một đề tài rất hay, không chỉ cần thiết cho quản lý mà cả nhân viên FPT và những người không thuộc FPT. Tôi tâm đắc nhất câu nói của ông Lâm “Hãy biết giữ lấy mình dù trong khó khăn hay thành công”.

By FLI club

Posted in Lanh Dao & Quan Tri | Leave a comment

Kế hoạch sáng suốt (wisely)

Kế hoạch sáng suốt (wisely)

 

Các tiêu chuẩn ( hallmerk) quản trị thời gian thành công đang được bổ sung mỗi ngày. Nhiều người sử dụng một kế hoạch hàng ngày để thúc đẩy mình. Có một kế hoạch hàng ngày và cam kết ( committing) để thực hiện nó có thể giúp bạn tập trung vào những việc mang tính ưu tiên của ngày hôm đó một cách cụ thể. Đồng thời, bạn có nhiều khả năng để có được những điều thực hiện nếu bạn viết ra các kế hoạch của bạn cho từng ngày.

Tạo sổ tay hiệu suất hàng ngày (Creating Your Productivity Journal)

Về cơ bản, lập kế hoạch ngày không gì dễ hơn là lấy một mảnh giấy và bút và viết ra những nhiệm vụ và các bước liên quan mà bạn cần phải thực hiện trong ngày để đảm bảo rằng mục tiêu của bạn sẽ hoàn tất.

Để bắt đầu, hãy lấy một quyển sổ tay xoắn ốc (spyral notebook) và gắn nhãn cho nó như là sổ tay cá nhân chuyên nghiệp của bạn.(Chúng tôi khuyên bạn nên giữ một sổ tay riêng biệt cho công việc và cho cuộc sống cá nhân của bạn, để bạn có thể tập trung vào chúng vào các thời điểm khác nhau, từ đó duy trì sự cân bằng hoạt động tối ưu của bạn/cuộc sống). Đánh nhãn mỗi trang với ngày tháng và những gì cần làm trong ngày. Phải thực hiện các ngày cụ thể tiếp theo, mỗi nhiệm vụ ưu tiên theo thứ tự quan trọng. Nổi bật trong ba việc hàng đầu và tập trung vào những việc đầu tiên. Đánh dấu tắt những việc bạn vừa hoàn thành. Những việc chưa được hoàn thành nên được chuyển (carriedover tothe next page) sang trang tiếp theo.

Phát huy tối đa sổ tay hiệu suất hàng ngày của bạn

Chuyên gia phát triển cá nhân (Personal development expert) Brian Tracy tin rằng khi bạn liệt kê danh sách những hành động của bạn vào đêm trước, tâm trí tiềm thức của bạn tập trung vào kế hoạch trong khi bạn ngủ. Nếu lên kế hoạch các đêm trước, bạn cũng sẽ bắt đầu một cách sáng suốt và tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất trong ngày hôm sau. Tất nhiên, bạn sẽ muốn xem xét lại danh sách của bạn vào buổi sáng, nhưng bạn sẽ có một khởi đầu tốt cho ngày làm việc của bạn.

Trong ngày, giữ sổ tay của bạn với bạn để tránh xa đối đầu (sidetracked). Xóa đi (cross off) các nhiệm vụ hoàn thành sẽ cho tiềm thức (subconscious mind) của bạn một cảm giác hài lòng to lớn kinh khủng (tremendous amount of satisfaction). Điều này cũng sẽ giúp duy trì động lực của bạn để hoàn thành các mục còn lại trên danh sách các hoạt động của bạn.

Nếu bạn tự thấy mình thực hiện nhiệm vụ không đầy đủ hơn vào ngày hôm sau, và ngày hôm sau đó nữa, thì bạn cần phải hãy tự hỏi tại sao nhiệm vụ được Nếu trên danh sách của bạn tại thời điểm đầu tiên và những gì nó góp phần có giá trị trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn trì hoãn một nhiệm vụ ba lần, nó sẽ không phù hợp với danh sách hành động của bạn.

The Glass Jar: Rocks, Pebbles, Sand, and Water The Glass Jar: Rocks, Pebbles, cát, và nước

Có một câu chuyện về quản lý thời gian: sử dụng một vại thủy tinh, đá, đá nhỏ,sỏi, cát, và nước để minh họa cách lập kế hoạch hàng ngày của bạn.

Vại thủy tinh tượng trưng cho thời gian bạn có mỗi ngày, và mỗi mục mà ta đưa vào nó đại diện cho một hoạt động với một ưu tiên tương đối so với kích thước của nó.


Đá:
 Ý tưởng chung là đặt vào vại thủy tinh của bạn đầu tiên với các viên đá. Kế hoạch mỗi ngày của bạn xung quanh các nhiệm vụ quan trọng nhất mà nó sẽ đưa bạn về hướng đạt được mục tiêu của bạn. Những viên đá đại diện cho các dự án ưu tiên cao nhất về giá trị và thời hạn, thường là nhiệm vụ quan trọng, nhưng không cấp bách hướng bạn về những mục tiêu của bạn.

Sỏi: Tiếp theo, bỏ vào không gian giữa các loại đá bằng những viên sỏi. Những viên sỏi này đại diện cho các công việc khẩn cấp, và quan trọng, nhưng đóng góp ít hơn đến mục tiêu quan trọng. Nếu không có quy hoạch hợp lệ, những công việc này thường là bất ngờ, và không quản lý được (left- unmanaged), có thể nhanh chóng ảnh hưởng vào kế hoạch làm việc hàng ngày của bạn. Giảm bớt những công việc này sẽ cho bạn thêm thời gian để làm việc để đạt những mục tiêu của bạn.

Cát: Bây giờ đổ thêm cát vào vại của bạn. Nói cách khác, đây là những nhiệm vụ có tiên độ khẩn cấp chỉ sau khi nhiệm vụ cấp bách quan trọng, nhưng không quan trọng. Những hoạt động này thường là các công việc bảo trì định kỳ hoặc không trực tiếp góp phần vào mục tiêu của bạn.

 

Nước: Cuối cùng, đổ nước vào vại của bạn. Những việc vặt làm lãng phí thời gian đáng kể, không quan trọng cũng không khẩn cấp nhưng sẽ đưa bạn đi từ hoạt động hiện tại hướng trở lại việc làm hiệu quả cao và tiến đến mục tiêu của mình.

Nếu bạn áp dụng phương pháp này để lập kế hoạch ngày của bạn, bạn sẽ thấy như hiệu quả công việc của bạn có thể đạt được nhiều hơn trong khoảng thời gian ít hơn. Thay vì hoàn thành công việc trong một cơn sốt để đáp ứng đúng thời hạn, mỗi ngày của bạn sẽ được tổ chức năng suất hơn và có lợi ích hơn. Bạn cũng sẽ thấy mình dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động có không ít giá trị gia tăng. Và bởi vì bạn có một tầm nhìn rõ ràng để thích nghi với các ưu tiên cạnh tranh (competing priorities), mức độ căng thẳng trong cuộc sống của bạn sẽ giảm, và sẽ cho phép bạn trở nên tập trung hơn và năng suất hơn.

Việc hắc búa, Trở ngại, ngăn chặn (Chunk, Block, và Tackle)

Các dự án lớn đôi khi có thể bị tràn ngập, áp đảo (overwhelme), nó khó thực hiện ngay cả khi kế hoạch để bắt đầu cho nó. Kỹ thuật quản lý thời gian sau đây là giải pháp lý tưởng để giải quyết những dự án này. Đơn giản chỉ cần phá vỡ hoặc làm giảm bớt sự hắc búa, sự trở ngại về thời gian thực hiện của dự án, và sau đó giải quyết nó với một sự tập trung trọng điểm (singel-mind focus).

1.1.1 Chunk ( Cắt lát):

Chia nhỏ các dự án lớn thành nhiều nhiệm vụ cụ thể mà mỗi nhiệm vụ có thể được hoàn thành trong vòng 15 phút.

1.1.2 Block( Khối):

Thay vì lập lịch trình toàn bộ dự án cùng một lúc, ta chia chúng thành từng khối và đặt ra kế hoạch hoàn thành từng khối cụ thể sớm nhất, như trong ngày càng tốt. Điều này sẽ cho phép bạn bỏ qua phần lớn sự gián đoạn và chỉ tập trung vào công việc này.

1.1.3 Tackle (Giải quyết):

Bây giờ thì giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, chỉ tập trung vào công việc này hơn là các dự án như một tổng thể. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ cảm thấy một cảm giác hài lòng về tiến triển của dự án.

Ready, Fire, Aim!

Chúng tôi đã nghe mọi người nói rằng, “Ready, Aim, Fire!”

Thông thường trong lập kế hoạch quản lý thời gian, rất tốt khi suy nghĩ “Ready, Fire, Aim!”.

Điều này là do hầu hết mọi người nhắm (aim) mục đích cho mục tiêu này,và sau đó họ giữ nhằm mục tiêu, nhưng họ không bao giờ có vẻ “cháy” (ý nói khai hỏa, khởi động). Họ có thể bắt kịp (catch up) với quy hoạch trong khi họ lơ là (fail) hành động! Đây chỉ là một hình thức trì hoãn (procrastination), mà chúng ta sẽ đề cập trong phần sau. Tốt hơn là hãy “nạp đạn” (shot) và xem bạn đã nhắm đến mục tiêu như thế nào.

1.1.4 Ready ! (Sẵn sàng)

Không bỏ qua kế hoạch ( over-plan) một hành động nào của bạn. Bởi trong thời gian bạn bắt đầu ( fire), mục tiêu (target) có thể đã thay đổi.

1.1.5 Fire ! (Khai hỏa)

Hãy nhớ quy tắc 80/20 và tập trung cho hành động. Thậm chí nếu bạn không bắn trúng hồng tâm ( bull’s eye), bạn sẽ vẫn có thể đạt được mục tiêu.

1.1.6 Aim! (Nhắm)

Thực hiện kế hoạch mới dựa trên thông tin mới. Điều chỉnh ( Readjust) lại hướng nhắm mục đích của bạn dựa trên những gì bạn đạt được trong mục tiêu.

 

Posted in Kỹ Năng Mềm | Leave a comment

Tổ chức Khu làm việc của bạn

Tổ chức Khu làm việc của bạn

 

Để quản lý hiệu quả thời gian của bạn và làm được nhiều hơn (productive) mỗi ngày, bạn phải tạo một môi trường làm việc thích hợp.

Bằng cách loại trừ (eliminating) sự hỗn loạn (clutter), thiết lập một hệ thống đầy đủ có hiệu quả (effective filing system) , tập hợp các công cụ cần thiết (gatheringessential tools), và quản lý dòng công việc (managing workflow), bạn sẽ được tốt trên con đường của bạn để tạo ra một không gian làm việc có hiệu quả.

Loại bỏ sự lộn xộn (De-clutter)

Loại bỏ sự lộn xộn của bản thân là một công việc tốn thời gian (a time-consumingtask) , nhưng một không gian làm việc lộn xộn làm suy yếu đáng kể khả năng của bạn để tìm những thứ cần thiết, bù lại bạn sẽ nhận được nhiều thời gian hơn nữa sau đó!

Để lấy tài liệu một cách nhanh chóng, bạn sẽ cần một hệ thống hiệu quả bao gồm ba loại vật liệu cơ bản:

1.1.1 Tài liệu làm việc (Working files)

Vật liệu được sử dụng thường xuyên và cần thiết.

1.1.2 Tài liệu tham khảo (Reference files)

Thông tin chỉ thỉnh thoảng cần thiết.

1.1.3 Tài liệu lưu trữ (Archival files)

Tài liệu hiếm khi sử dụng nhưng phải được lưu giữ. Để dễ truy tìm khi cần sử dụng, tổ chức các tài liệu theo cách đơn giản nhất có thể. Ví dụ, bạn có thể dán nhãn tài liệu với một hoặc hai từ khóa (word tag) và sắp xếp các tài liệu theo thứ tự abc (alphabetically).

Một khi hỗn độn đã được loại bỏ và các tài liệu khác đã được sắp xếp (havebeen filed) , không gian làm việc có hiệu quả chỉ bao gồm những gì cần thiết: một bộ ba khay (a set of three trays) để kiểm soát công việc trên bàn làm việc của bạn (xem chủ đề kế tiếp), vật tư tiêu chuẩn văn phòng, máy tính, và một điện thoại.  Mọi thứ khác, ngoại trừ những gì bạn đang làm việc, có thể và cần được để nơi nó được lấy ra dễ dàng khi cần.

Quản lý dòng việc (Workflow)

Làm thế nào để bạn xử lý hàng núi tài liệu mà bạn thu thập bằng giấy và điện tử trong giỏ? Câu trả lời là một mảnh giấy, một thông điệp điện tử tại một thời điểm. Nhiều chuyên gia quản lý thời gian đồng ý rằng những mục hành động hiệu quả nhất mà họ có được là ở lần mục đầu tiên nó được tác động.

Mặc dù khó khăn lúc đầu, các thực hành có thể trở thành thói quen, và được thực hiện dễ dàng hơn với qui tắc 4D:

1.1.4 Thực hiện (DO)

Nếu một nhiệm vụ có thể được hoàn thành trong hai phút hoặc ít hơn, làm điều đó ngay lập tức.

1.1.5 Loại bỏ (DELETE)

Nếu tài liệu là rác hoặc đồ tạp nhạp (trash or junk), bỏ nó đi. Hoặc, Nếu nó là cái gì mà bạn có thể sử dụng sau này, sắp xếp lại (file), và chuyển nó vào nơi lưu trữ.

1.1.6 Hoãn (DEFER)

Nếu là một trong những nhiệm vụ mà không thể được hoàn thành nhanh chóng và không phải là một ưu tiên cao, chỉ cần hoãn nó lại.

1.1.7 Ủy thác (DELEGATE)

Nếu một nhiệm vụ mà bạn không nhất thiết phải làm, nên ủy thác nó.

Hãy nhớ rằng, để thoát khỏi S.T.I.N.G (sự đau nhức, châm chích) ra khỏi cảm giác choáng ngợp về công việc, hãy làm theo các bước sau:

  • S: (Select) chọn một trong những nhiệm vụ cần làm ngay. 
  • T: (Time) Sắp đặt thời gian cho mình bằng cách sử dụng một đồng hồ và ấn định không quá một giờ.
  • I: (Ignore) bỏ qua mọi thứ khác trong suốt thời gian đó.
  • N: (No) Không phá vỡ hay làm gián đoạn nếu được.
  • G: (Give) cho mình một phần thưởng khi thời gian kết thúc.

 

Đối phó với E-mail

Giao tiếp điện tử có thể được quản lý một cách dễ dàng và nhanh chóng như tài liệu giấy với 4D mà chúng ta chỉ cần thảo luận. Tuy nhiên, có một số ý tưởng chủ chốt khác sẽ giúp bạn tối ưu hóa thời gian với e-mail.
  • Giống như thường lệ các nhiệm vụ khác (như trả lại các cuộc gọi điện thoại, xử lý thư giấy, và kiểm tra hộp thư thoại), e-mail được xử lý tốt nhất theo đợt vào các thời điểm thường xuyên theo lịch trình trong ngày.
  • Nhóm các địa chỉ e-mail sử dụng theo chủ đề cụ thể, và chắc chắn để sử dụng chúng cho chính mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định xem liệu thư đến của bạn là doanh nghiệp hoặc cá nhân, khẩn cấp hay tầm thường.
  • Một khi bạn biết đối tượng của tin nhắn, mở ra và đọc nhanh e-mail, và trả lời cho phù hợp. Những e-mail không khẩn cấp, như chuyện đùa (joke), có thể được đọc sau này. Xóa các e- mail quảng cáo mà bạn đã không quan tâm đến, hay mà bạn cho là thư rác (spam).
  • Sử dụng hệ thống e-mail để phát huy tối đa tiềm năng của nó. Tạo thư mục cho các chủ đề khác nhau, dự án, hoặc bởi người gửi. Hầu hết các hệ thống thư điện tử cũng cho phép bạn tạo các thư mục và thêm từ khóa hay thể loại vào tin nhắn, mà việc truy xuất thông tin dễ dàng hơn nhiều.
  • Nhiều chương trình email cho phép bạn tạo ra các quy tắc tự động chuyển các tin nhắn vào thư mục thích hợp. Điều này có thể giúp bạn thực hiện theo kế hoạch sử dụng e-mail.
  • Cuối cùng, đừng quên để xóa e-mail từ thùng rác của bạn có thể và thư mục rác một cách thường xuyên.

Using Calendars (Sử dụng Lịch)

Để quản lý tất cả những điều mà bạn phải làm, điều quan trọng là tổ chức nhắc nhở bạn thành một số lượng nhỏ các lịch biểu và danh sách có thể được xem xét thường xuyên. Một lịch (giấy hoặc điện tử) là nơi để ghi lại rõ ràng (obvious) các cuộc họp, các cuộc hẹn, và ngày đáo hạn (due date).

Đối với những người có nhiều trách nhiệm, một lịch hàng năm được tổ chức bởi các khu vực trách nhiệm (ví dụ như ngân sách, nhân sự, kế hoạch, quy hoạch, và linh tinh) có thể có giá trị đặc biệt. Đối với mỗi khu vực này, người ta có thể liệt kê những nhiệm vụ chính trong tháng và từ đó ta có thể xem lướt qua những nhiệm vụ phải được hoàn thành trong một tháng nhất định trong năm.

Đừng quên các sổ tay hàng ngày (productivity journal) mà chúng ta đã thảo luận trước đó. Điều này có thể là một công cụ có giá trị cho tổ chức công việc, xác định các mô hình, cải tiến quy trình làm việc và ghi lại những công việc đã hoàn thành.

 


Posted in Kỹ Năng Mềm | Leave a comment

Thơ Nguyễn Bính

Xuân

 

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề

Nhưng rồi người khách tình xuân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông…

Xuân này đến nữa đã ba xuân
Đóm lửa tình duyên đã nguội dần
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô định lỗi ước với tình quân

Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông…

Thơ : Nguyễn Bính

 

 

Giấc mơ anh lái đò

 

Nǎm xưa chở chiếc thuyền này
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều
Để tôi mơ mãi mơ nhiều
“Tước đay xe võng nhuộm điều ta đi
“Từng bừng vua mở khoa thi
“Tôi đỗ quan trạng vinh qui về làng
“Võng anh đi trước võng nàng
“Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”.

Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ǎn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn…

Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền lại thôi!
Buông sào cho nước sông trôi
Bãi đay thấp thoáng, tôi ngồi tôi mơ.

Có người con gái đang tơ
Vẫy tay ý muốn sang nhờ bãi đay
Sao cô không gọi sáng ngày?
Giờ thuyền tôi đã chở đầy thuyền mơ
Con sông nó có hai bờ
Tôi chưa đỗ trạng, thôi cô lại nhà…

 

Thơ Nguyễn Bính

 

 

Posted in Văn-Thơ-Hò-Vè | Tagged , | Leave a comment

Sếp và những tư duy sai lầm

Sếp và những tư duy sai lầm

 

Sếp phải có tầm nhìn chiến lược, đó là một chân lý không ai có thể phủ nhận. Để có được thói quen định hướng đó, sếp nào cũng cần phải tìm hiểu, phân tích thực tế, cải tiến sáng tạo trong phương pháp và cách thể hiện.

Việc suy nghĩ không đúng hướng sẽ đưa ra những phân tích sai lệch và khi hành động gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Các sếp thường có một số tư duy sai lầm như:

Theo chủ nghĩa lý tưởng hoàn toàn
Ai làm việc cũng mong có được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, không nên vì ham hố thành tích mà thiếu thực tế trong việc lên kế hoạch hành động. Hãy kiên nhẫn ngay từ lúc dự án bắt đầu đến khi những công việc cuối cùng kết thúc.

Thực chất vì quản lý thời gian chính là quản lý thói quen và hiệu suất làm việc, vì vậy, đừng theo đuổi lộ liễu những mục tiêu về thời gian mà thay vào đó là quản lý trên nhiều phương diện. Có những khía cạnh người lãnh đạo chưa hài lòng với cấp dưới nhưng cần kiên nhẫn để không can thiệp thô bạo, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng tư duy của họ. Nên tránh những từ “phải”, “không thể không”… gây ức chế cho các nhân viên. Thay vào đó, hãy đặt niềm tin để mọi người đều cố gắng hết khả năng của mình.

Có năng lực nhưng thiếu hấp dẫn
Phong thái của sếp rất quan trọng. Nó không chỉ đơn thuần là vẻ bề ngoài của sếp mà chủ yếu là về cách truyền đạt những suy nghĩ của mình cho đồng nghiệp để hiện thực hóa các dự án.

Dễ hiểu, ngắn gọn là tiêu chí đầu tiên nhưng điều kiện đủ là là thu hút sự chú ý của những người thu thập thông tin. Sự hấp dẫn của thông tin tập trung ở lợi ích mang lại cho người tiếp nhận nên người lãnh đạo phải tìm ra cách truyền đạt phù hợp với mục tiêu đối tượng nhất.

Đừng quan niệm hài hước đơn thuần là giải trí ngoài công việc. Ngay cả những lúc nghiêm trọng nhất sự hài hước cũng là yếu tố mở để mỗi cá nhân thể hiện trí tuệ của mình.

 

Dự đoán, định trước tất cả mọi sự việc
Sếp thường có thói quen định trước sự việc diễn ra như thế nào, đưa ra các phương án giải quyết kèm theo. Trước đây, cách làm này được coi là có nhiều ưu điểm. Nhưng đối với tình hình nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay việc dự đoán trước các tình huống xảy ra rất khó. Thậm chí sẽ có những sai lầm vì mặc định tình huống.

Đừng định trước quá nhiều điều mà cứ tập trung vào việc nắm bắt những kỹ năng cơ bản nhất, tiện ứng phó trong nhiều trường hợp.

 

Để lãnh đạo cấp dưới có quá nhiều ý kiến
Quyền lực phân tán là một điều nguy hiểm trong quản lý. Dân chủ bằng cách lắng nghe mọi ý kiến nhưng cần phải có một người chỉ huy duy nhất. Khi đã giao nhiệm vụ thì ai đó cứ làm đúng chức trách của mình, hạn chế can thiệp vào phần việc của người khác.

Lãnh đạo cấp trên phải quy định rõ ràng về nghĩa vụ quyền hạn của cấp dưới đồng thời phải yêu cầu nhân viên hoàn thiện kỹ năng trình bày vấn đề. Chỉ lắng nghe những ý kiến đã được chuẩn bị tương đối về mặt nội dung và tổ chức thảo luận lại khi có nhiều phản đối tương tự.

Hãy nhớ, khi bạn là người chỉ huy quyết định cuối cùng phải nằm trong tay bạn.

 

Không coi trọng xã giao
Chuyên môn là quan trọng nhất nhưng điều quyết định để sếp giữ vững vị trí và có cơ hội thăng tiến hơn nữa là mạng quan hệ xã hội rộng khắp. Mạng quan hệ này bao gồm những mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, gia đình, hiệp hội… mà cần chú ý nhất trên cương vị của sếp chính là mối quan hệ với nhân viên. Bạn là sếp nhưng cần hơn cả là người bạn, người hợp tác tin cậy sao cho những nhân viên của bạn luôn muốn làm tốt công việc để hai phía đều hài lòng.

Hãy coi trọng đúng mức tất cả những mối quan hệ, chú ý đến vai trò của bản thân trong từng mối quan hệ như thế để không nhầm vai. Nghệ thuật giao tiếp quan trọng nhất là đánh giá bản chính xác bản thân. Việc phong cách của bạn thiếu chuyên nghiệp có thể không khiến bạn trở thành phó thường dân ngay lập tức nhưng sẽ lấy đi của bạn rất nhiều cơ hội làm việc quý giá.

 

Không quan tâm đến môi trường văn phòng
Không được phép quan niệm đơn giản văn phòng là nơi tập trung nhân viên. Nó cần phải trở thành một tổ hợp sáng tạo, nơi các nhân viên của bạn được phép phô diễn khả năng tối đa để đem lại hiệu quả công việc.

Trong thời đại công nghệ hiện nay hãy đảm bảo cho văn phòng của bạn những điều kiện cơ bản nhất về cơ sở vật chất kỹ thuật. Máy tính ổn định, mạng tin tức liên lạc thông suốt, môi trường thoáng gió và bố trí khoa học là những yếu tố mà văn phòng hiện đại nào cũng phải có. Thời gian làm việc hiện nay với các nhân viên ngày càng uyển chuyển song không vì thế mà tầm quan trọng của văn phòng bị giảm nhẹ đi. Cần cố gắng để mọi người không thấy phí thời gian khi đến văn phòng, hài lòng vì được đối xử xứng đáng với thái độ làm việc của mình.

 

Dùng người không đúng việc
Đây là một trong những sai lầm có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nhất. Nó bắt nguồn từ việc người chỉ huy cứng nhắc trong hành động, có những định kiến chủ quan, thiếu hòa đồng với nhân viên cấp dưới, tùy tiện điều hành và vô trách nhiệm.

Khi giao việc cho ai, người quản lý phải nắm rõ tính chất công việc cũng như khả năng của người được giao nhiệm vụ. Trong quá trình tiến hành khi có những phát sinh, người quản lý cũng phải theo sát và điều chỉnh kịp thời. Chỉ bàn bạc những quyết định nhân sự với một số ít cố vấn, tránh tình trạng truyền tin trong công sở. Các đầu việc nên có đích danh người phụ trách để trách nhiệm và quyền lợi không bị chồng chéo, thiếu minh bạch.

 

Quá quan trọng việc mắc lỗi, khăng khăng không nhận sai
Giám đốc thì cũng là con người không tránh khỏi những lúc sai lầm. Đừng vì bảo vệ hình ảnh của mình một cách quá mức mà không thừa nhận chân lý. Sai lầm chỉ thực sự là thảm họa khi để che dấu nó người ta dùng mọi cách để “đổi trắng thay đen”.

Sai lầm của nhân viên mà không được phát hiện nguy hại một thì sai lầm của lãnh đạo bị lấp liếm còn nguy hại hơn nhiều. Thậm chí trong một số trường hợp việc tiếp tục thực hiện những chỉ thị sai lầm theo kiểu “việc đã rồi” còn khiến hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Người lãnh đạo nhận sai không nhất thiết phải xin lỗi phô trương, quan trọng nhất là nhận định lại tình hình và đưa ra quyết sách phù hợp từng thời điểm.

 

Ngại đổi mới vì đã từng gặp sự cố

Tâm lý e ngại rất dễ cảm thông với các trường hợp khách quan nhưng đối với người chỉ huy điều này khó có thể chấp nhận được. Sự cố là một điều không thể tránh khỏi trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng nhất sau mỗi sự cố là phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp khắc phục và rút ra những kinh nghiệm để tránh phạm những sai lầm giống như vậy những lần sau.

 

Không coi trọng sức khỏe
Nhiều giám đốc vì bận rộn, sốt ruột muốn đạt tới thành công mà quên đi việc chăm lo sứckhỏe của mình. Tuy vẫn có thể đảm bảo về mặt thời gian cho công việc nhưng nhìn vào hiệu quả và không khí làm việc thì thấy rõ sự xuống sức của những sếp làm việc thiếu khoa học. Đó là hậu quả của những người làm việc như con thiêu thân mà thiếu đi tầm nhìn xa về một tương lai ổn định cho doanh nghiệp.

Ở Mỹ phổ biến một quan điểm quản lý: một người không thể quản lý được sức khỏe của cơ thể mình thì cũng không đủ khả năng để quản lý người khác, không tự sắp xếp được cuộc sống của mình một cách khoa học cũng đừng hòng đi tới thành công. Chính vì vậy, bảo đảm sức khỏe là điều kiện then chốt cho bất kỳ vị trí lãnh đạo nào.

 

 

Posted in Lanh Dao & Quan Tri | Tagged , , , , | Leave a comment